I LOVE TO DESIGN

I AM

image
Hello,

I'm Honey Doe

Fusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta, neque massa, ut tincidunt eros est nec diam FusceFusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta, neque massa, ut tincidunt eros est nec diam FusceFusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta, neque massa, ut tincidunt eros est nec diam FusceFusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta, neque massa, ut tincidunt eros est nec diam Fusce

Fusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta, neque massa, ut tincidunt eros est nec diam FusceFusce quis volutpat portaFusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta


Education
University of Engineering

Bachelor of Science

College of Awesomeness

Master of Fine Arts

School of Amusement

Bachelor of Fine Arts


Experience
Lead Developer

State Art company

UI/UX Developer

Design Corporation

Front-End Developer

Creative Design Studio


My Skills
Design
Programming
Branding
Marketing

764

Awards Won

1664

Happy Customers

2964

Projects Done

1564

Photos Made

WHAT CAN I DO

Web Design

Fusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta

Responsive Design

Fusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta

Graphic Design

Fusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta

Clean Code

Fusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta

Photographic

Fusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta

Unlimited Support

Fusce quis volutpat porta, ut tincidunt eros est nec diam erat quis volutpat porta

SOME OF WORK
Hiển thị các bài đăng có nhãn xử lý khủng hoảng truyền thông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xử lý khủng hoảng truyền thông. Hiển thị tất cả bài đăng

Kịch bản chữa cháy cho Oppo

Một số đánh giá xung quanh khủng hoảng bảo hành Oppo mà báo chí đang bắt đầu ầm ĩ có thể chữa khá là dễ dàng, nhưng có lẽ do sản phẩm mới vào thị trường, đội ngũ mới tập hợp (ở VN) nên ứng biến hơi chậm. Một số nhận định cá nhân và kịch bản gợi ý cho Oppo:
-          Mức độ khủng hoảng: rất nhẹ, còn đang ở giai đoạn ‘ủ bệnh’
-          Khả năng ‘cháy’ lan: ít nhưng không phải không có
-          Hậu quả khủng hoảng lớn nếu cháy lan: có thể mất cơ hội thị phần ở VN
-          Thời gian xử lý: tối đa 03 ngày
điện thoại Oppo mới vào VN
điện thoại Oppo mới vào VN

1.     Tại sao mức độ khủng hoảng vẫn nhẹ?

Đơn giản là toàn bộ sự việc mới xảy ra khoanh vùng trong
-          01 chi nhánh bảo hành MỚI,
-          với 01 khách hàng cụ thể,
-          01 sản phẩm cụ thể
-          với số lượng nhân viên liên quan cụ thể: 03 người, 1 trưởng chi nhánh bảo hành gì đó, 1 nhân viên tiếp nhận, 1 nhân viên kỹ thuật, cùng lắm thêm 1 ông tự-xưng là giám đốc bán hàng Oppo, sau đó hóa ra là GĐ bán hàng miền Bắc.
Nhẹ vì tất cả những nhân viên kia đều có thể xử lý kỷ luật, đuổi việc nếu thật sự làm sai với KH. Nhẹ vì chi nhánh MỚI, hoàn toàn có thể xin lỗi KH do mới thành lập nên quy trình, nhân viên chưa được đào tạo kỹ càng, dễ mắc lỗi, mong KH lượng thứ.
Nhẹ vì tính ra giá trị sp cùng lắm là 10tr (tham khảo danh sách các mẫu điện thoại Oppo đang phân phối trên thị trường tại đây). Toàn bộ sự việc đưa lên truyền thông mới chỉ có đúng mỗi chuyện bảo hành cái điện thoại này của anh KH này.
Vụ này chắc khoai nhất là khoản tiền liên quan tới SIM của KH đang nghi là nhân viên kỹ thuật lấy và download game, nhắn tin lừa đảo nạp tiền…

2.     Khả năng cháy lan ít

Vì nó chỉ gọn có thế, 01 sản phẩm. Không cháy được sang chất lượng vì thật sự chất lượng của Oppo đã được chứng minh ở các thị trường khác, không phải là mới xuất hiện trên thế giới. Chuyện bảo hành sản phẩm là chuyện hết sức bình thường – Apple khi ra iPhone 4 cũng phải thu hồi về tới 2% tổng lượng điện thoại bán ra, chỉ vì cái ăng-ten chết tiệt mà lúc đầu Steve Jobs nhất quyết không nhận lỗi. Riêng với case xử lý khủng hoảng lỗi ăng-ten của Steve đã trở thành 1 bài học kinh điển cho giới xử lý khủng hoảng truyền thông – xử lý không khéo là chết. Nhưng Steve ở trong một tình huống khác, vị thế khác.

3.     Nguy cơ khủng hoảng lớn

Không phải là không có, đặc biệt nếu có động cơ khác hơn là động cơ kinh doanh vào cuộc. Đến thời điểm này điện thoại Oppo vẫn đang được người dùng tiếp nhận theo hướng “điện thoại trẻ, hiện đại, phong cách Tây/Hàn Quốc”. Nếu có một nhóm lợi ích lợi dụng vụ này để sử dụng chiêu “bài trừ” thì Oppo sẽ nguy lớn. Chỉ có điều mình nghĩ Oppo trước khi vào VN cũng tính bài toán này rồi nên sẽ có cách hóa giải.  Cùng lắm mất khoảng 30% mục tiêu doanh số . Mình không muốn các nhóm đó khai thác điểm này nên không nói rõ ở đây.

4.     Thời gian xử lý chỉ cần khoảng 03 ngày.

Một số việc Oppo đã làm sai:
-          Chi nhánh bảo hành khi phát sinh vấn đề không-giải-quyết-được của KH, KH không hài lòng, không báo lên cấp cao hơn để xử lý ngay.
-          Để cho NHÂN VIÊN tiếp chuyện báo giới, truyền thông. Gì chứ các ông nhà báo, phóng viên truyền hình mà ‘quay’ thì đến quản lý còn phải toát mồ hôi chứ đừng nói là Nhân viên.
nhân viên Oppo trả lời báo chí - ngồi như thế này bị 'quay' cho chóng mặt là cái chắc
nhân viên Oppo trả lời báo chí – ngồi như thế này bị ‘quay’ cho chóng mặt là cái chắc

Nhìn vào chiến thuật truyền thông rất tốt của Oppo, mình không nghĩ team lại để xảy ra những tình huống như thế này. Lý do để lý giải có thể: thông tin từ dưới lên không thông suốt, bộ máy quy trình cồng kềnh, thời gian xử lý lâu.
Để xử lý vụ này, Oppo chỉ cần làm một số động tác (không đến 3 ngày):
-          Mời KH đến, lập biên bản sự việc, yêu cầu nhân viên liên quan ký xác nhận, KH xác nhận, nhất quyết phải có mặt của quản lý cao hơn những quản lý đã xuất hiện tại Chi nhánh bảo hành.
-          Xin lỗi KH (dù gì đi nữa). Nếu thông tin KH phản ánh đúng về lỗi sản phẩm, tốt nhất đổi cho KH sản phẩm mới (tất nhiên không phải đổi theo kiểu thôi anh cầm điện thoại mới rồi ‘trật tự’ cho em nhờ).
-          Cam kết sẽ làm phối hợp với cơ quan chức năng và nhà mạng để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra làm rõ vụ mất SIM của KH. Như vậy nguy cơ ‘dọa’ đưa Công An vào cuộc cũng bị dập tắt luôn, thậm chí ngược lại, tác dụng tốt.
-          Sau khi xử lý sự việc, gửi công văn tới một số đơn vị đã đưa tin (Kênh 14, GenK, Soha, ANTV…) yêu cầu đính chính thông tin. Thậm chí có thể  kiện Kênh14  vì giật tít “chất lượng sản phẩm…” trong khi ANTV chỉ đưa thông tin về chất lượng dịch vụ bảo hành và đặt câu hỏi về chất lượng.
Về cơ bản vụ này khá… dễ, trừ một số nguy cơ tiềm ẩn thì Oppo sẽ phải tự ‘canh chừng’. Mình ít có cơ hội xử lý khủng hoảng nên đi làm kịch bản hộ thế này cho đỡ… buồn. Vì KH của mình có vấn đề phát là yêu cầu xử lý luôn, khách hàng chỉ kịp phàn nàn vài câu sau đó đã thấy mình cười vui vẻ bước ra khỏi trung tâm bảo hành – nhiều vụ vui hơn chuyện một cái điện thoại hỏng mang đi bảo hành nhiều.
Thật ra đối với những ‘khủng hoảng’ xuất phát từ KH thì chuyện  networking của KH  to đến đâu là chuyện quyết định chính. Như trường hợp này là bác kia có quan hệ với nhà VCC và ANTV :D
Còn một phát nữa, nếu chỉ có báo chí lá cải vào cuộc thì vụ này chẳng ảnh hưởng nhiều đến Oppo, kể cả trong trường hợp team Oppo ‘im lặng’ – đã bảo chuyện bảo hành sản phẩm là chuyện hết sức bình thường mà!
Sưu tâm: Kịch bản chữa cháy cho Oppo

Khủng hoảng thương hiệu và vai trò của PR

Kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro khó lường, doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro càng cao, nhất là trong “thời đại thông tin” - thông tin lan truyền nhanh như tia chớp

Nhiều doanh nghiệp không ý thức hết được rủi ro nên đã chủ quan trong quá trình kinh doanh, đôi lúc vì “cơm áo gạo tiền” mà quên mất các yếu tố tác động tiêu cực đang âm ỉ trong cộng đồng, dần dần biến thành nguyên nhân của sự bùng phát khủng hoảng.
Quản trị rủi ro (quản trị tiền khủng hoảng) là chức năng giúp doanh nghiệp xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng lớn.
Quản trị rủi ro tốt vừa giúp doanh nghiệp bảo vệ thị phần, tạo điều kiện để bứt phá, xây dựng hình ảnh thương hiệu, vừa ngăn ngừa được khủng hoảng, thậm chí còn có thể biến rủi ro thành cơ hội.
Khủng hoảng thường đến đột ngột, bất ngờ và thông tin thường bị lan truyền với tốc độ nhanh. Khi đó, các chủ doanh nghiệp rất dễ rơi vào trạng thái thiếu sáng suốt, đưa ra cách xử lý không chính xác, dẫn đến không kiểm soát được tình hình, làm cho khủng hoảng càng lan rộng...
Trong kinh doanh, nếu không có công cụ lắng nghe, thiếu “tai, mắt” và thiếu giải pháp ngăn ngừa rủi ro thì khủng hoảng chắc chắn sẽ đến. Khi đó, ít nhiều gì thương hiệu cũng bị tổn thương. Cho dù sau đó có chuyển bại thành thắng, thì chiến thắng từ khủng hoảng cũng không phải là chiến thắng vinh quang, không mấy đáng tự hào.

 Kịch bản xử lý khủng hoảng 

Khủng hoảng thương hiệu là câu chuyện có thể xảy ra với bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy, các doanh nghiệp nên có chiến lược phòng ngừa trước khi xây dựng các biện pháp giải quyết khủng hoảng.
Xử lý khủng hoảng là trách nhiệm chuyên môn của người làm công tác PR tại doanh nghiệp, vì vậy họ phải được huấn luyện một cách chuyên nghiệp, biết nhận diện những rủi ro và có kỹ năng ngăn ngừa khủng hoảng.
Nhiệm vụ của bộ phận PR là nghiên cứu các khả năng có thể xảy ra để đề phòng các cuộc khủng hoảng. Không thể tiên đoán tất cả, nhưng càng nhiều càng tốt. Người làm PR cũng giống như lính cứu hỏa, phải chuẩn bị và dự phòng giải pháp chữa cháy nhanh nhất.
PR là đơn vị có trách nhiệm chính trong việc xây dựng hệ thống “công cụ lắng nghe” và kiểm soát thông tin cho doanh nghiệp. Khi có khủng hoảng xảy ra thì PR là đơn vị lên “kịch bản” xử lý.
Nội dung đầu tiên cần có trong kịch bản xử lý khủng hoảng là danh sách ban giải quyết khủng hoảng, trong đó không thể thiếu hai nhân vật quan trọng là người đứng đầu doanh nghiệp và người phát ngôn.
Sau khi cân nhắc và thống nhất về phương án triển khai, doanh nghiệp nên làm theo quy trình: thiết lập đường dây nóng, thường trực giữa công ty và các thành viên ban giải quyết khủng hoảng; chuẩn bị đơn vị hậu cần để phục vụ 24/24 khi có sự cố xảy ra; chuẩn bị kinh phí cho quá trình xử lý khủng hoảng (lưu ý nguyên tắc không quá tiết kiệm trong khủng hoảng); họp khẩn và huấn luyện chớp nhoáng nguồn nhân lực để giải quyết các tình huống từ bên ngoài.
Trong kịch bản xử lý khủng hoảng cần xác định rõ: không im lặng - né tránh báo chí, không cung cấp thôngtin chung chung, vòng vo. Thương hiệu càng nổi tiếng thì càng được nhiều người quan tâm, do vậy khi sự cố xảy ra, báo chí sẽ đặc biệt chú ý để cung cấp thông tin cho xã hội.
Do vậy sẽ có nhiều câu hỏi dồn dập, trực tiếp được đặt ra cho giám đốc doanh nghiệp, nếu vội vàng trả lời sẽ dễ xảy ra sai sót. Mọi thông tin đối thoại với công chúng cần được lập trình theo một chiến lược nhất định. Khi đó, kịch bản xử lý khủng hoảng sẽ là quá trình đối thoại của doanh nghiệp với báo chí, khách hàng, chính quyền và cộng đồng.

 Quy trình xử lý khủng hoảng thương hiệu 

Không có một công thức hay quy trình chuẩn cho mọi tình huống khủng hoảng thương hiệu. Tùy từng loại hình doanh nghiệp, tính chất khủng hoảng mà người đạo diễn kịch bản khủng hoảng triển khai xử lý. Sau đây là một số gợi ý:
  • Thành lập ban xử lý khủng hoảng gồm ban giám đốc, người phụ trách pháp lý của doanh nghiệp, trưởng phòng nhân sự, cán bộ an toàn và trưởng phòng PR, trưởng bộ phận nơi xảy ra khủng hoảng. Giám đốc trực tiếp là trưởng ban xử lý. Chọn người phát ngôn cho khủng hoảng.
  • Sẵn sàng hợp tác và chia sẻ thông tin với báo chí và cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông theo kịch bản đã được thống nhất trước. Thể hiện tinh thần sẵn sàng lắng nghe, hợp tác và đối thoại.
Trong quá trình giải quyết khủng hoảng, có thể có những cáo buộc từ chính quyền về nguyên nhân khủng hoảng, doanh nghiệp muốn làm sáng tỏ, tuy nhiên không nên thể hiện tinh thần kiện tụng trong thời điểm này...
  • Thực hiện nhất quán từ phát ngôn tới hành động, để dư luận nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp đến sự việc đang xảy ra, đồng thời thấy tính nhất quán trong quá trình xử lý của doanh nghiệp, nhằm để cộng đồng xem rằng sự việc xảy ra chỉ mang tính hiện tượng chứ không thuộc về bản chất. Theo đó, doanh nghiệp không nên thể hiện tinh thần tránh né, hứa hẹn vòng vo.-
Cách ly thông tin trong giải quyết khủng hoảng. Trong khi doanh nghiệp đang xử lý khủng hoảng ở khu vực miền Bắc cũng có thể song song làm chương trình chăm sóc khách hàng ở khu vực miền Tây.
  • Tìm đồng minh từ những cá nhân hay tổ chức có uy tín và tạo sức ảnh hưởng. Một cá nhân hay tổ chức có khả năng tạo sức ảnh hưởng với cộng đồng sẽ giúp doanh nghiệp giữ được uy tín của công ty trong những lúc khó khăn này. Hãy sắp xếp khéo léo cho thông tin xuất hiện ra thị trường một cách có lợi nhất.
  • Lấy lợi ích của cộng đồng làm trung tâm trong hành động. Khủng hoảng xảy ra là một thiệt hại, tuy nhiên cũng là cơ hội để doanh nghiệp chứng minh mình “trong sạch”, uy tín với cộng đồng và “trung thành phục vụ” khách hàng mục tiêu.
Hãy lấy lợi ích của cộng đồng (khách hàng) làm trung tâm trong quá trình hành động giải quyết khủng hoảng, bỏ qua những tổn thất nhỏ để bảo vệ hình ảnh và giữ vị trí đẹp của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Xem xét lại thương hiệu và rút kinh nghiệm. Sau chương trình xử lý khủng hoảng, hãy xem xét lại thương hiệu, từ nhận diện đến cảm xúc của khách hàng. Hình ảnh mới nên được xem xét kỹ.
  • Tóm lại, mỗi doanh nghiệp thường phải sống chung với nhiều rủi ro tiềm ẩn, và có những rủi ro sẽ trở thành khủng khoảng. Đặc biệt, khi doanh nghiệp lên sàn chứng khoán thì câuchuyện còn phức tạp hơn. Thực tế này đòi hỏi bộ phận PR phải sáng suốt để lập trình một hệ thống phòng ngừa rủi ro và ứng phó nhanh nhạy khi khủng hoảng xảy ra.

Kịch bản xử lý khủng hoảng truyền thông cho Zone 9

Tôi có một số người bạn đang đầu tư vào Zone 9, có nhiều bạn bè yêu mến không gian hoài cổ, lạ và nghệ thuật ở Zone 9 và cũng có không it bạn bè đang lo ngại về sự an toàn ở đây. Các bạn có hỏi ý kiến tôi nên làm thế nào để Zone 9 an toàn và không bị mất đi chỗ chơi độc đáo này. Có thể nói, sau vụ cháy tại Zone 9, mặc dù cháy nhỏ nhưng thiệt hại về người quá lớn, tạo nên một sự khủng hoảng truyền thông và có nguy cơ Zone 9 bị đóng cửa.
khủng hoảng truyền thông Zone 9
Xử lý khủng hoảng truyền thông có thể có nhiều kịch bản khác nhau, nhưng với ý kiến cá nhân dựa vào kinh nghiệm của mình, tôi đã gợi ý cho các bạn của tôi kịch bản xử lý như sau, post cho mọi người tham khảo chơi:
 1. Nhận định sơ bộ tình hình:  Các bạn đọc báo điện tử, trang tin điện tử có thể thấy các bài viết trên đây đang đi theo xu hướng đổ cho Zone 9 không an toàn do đây là khu nhà máy cũ kỹ được xây từ thời bao cấp, dẫn đến cơ sở vật chất không đảm bảo. Và cũng có một số bài báo, đặc biệt trên MXH thì các bạn trẻ lại có ý kiến ngược lại, tỏ ý bênh vực và lo sợ nơi đây sẽ bị đóng cửa, mất chỗ chơi độc đáo. Có một số kiến trúc sư cũng đã lên tiếng khẳng định kết cấu xây dựng nơi đây khá chắc chắn.
 2. Mục tiêu:  Đảm bảo Zone 9 không bị đóng cửa, khẳng định Zone 9 an toàn và là nơi hấp dẫn, độc đáo, phù hợp với giới trẻ thủ đô.
 3. Hành động:  Cư dân Zone 9 (bao gồm các chủ đầu tư) nên lập ngay 1 đội để xử lý, bầu ra người chuyên trả lời báo chí (người phát ngôn chính thức) khi được hỏi và chia làm 3 nhóm sau:
* Nhóm 1: Quan tâm, hỏi thăm đến các nạn nhân và gia đình nạn nhân có người chết và bị thương. Kêu gọi cư dân Zone 9 đóng góp 1 khoản tiền ngay để hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình của họ điều trị, lo ma chay. Mời phóng viên đi cùng để viết bài về việc này.
* Nhóm 2: Ngay lập tức mời các đơn vị như: PCCC, Thanh tra xây dựng, Công an đến Zone 9 để tập huấn, phối hợp xây dựng quy trình an toàn PCCC, quy chuẩn cải tạo và xây dựng tại đây, đảm bảo sự an toàn cần thiết. Mời phóng viên chứng kiến, đưa tin về tinh thần cầu thị và có chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho khách hàng của các chủ đầu tư tại Zone 9.
* Nhóm 3: Chuẩn bị các tin bài, làm việc với các phóng viên viết bài, booking các bài PR, chạy sponsored các ý kiến ủng hộ Zone 9 trên facebook, mời các kiến trúc sư lên tiếng và lấy các ý kiến của các bạn trẻ yêu mến Zone 9 được đăng trên blog, MXH làm tư liệu viết bài. Các bài viết nên nhắm vào các vấn đề sau:
- Nhấn mạnh sự an toàn: Zone 9 trước là nhà máy dược bỏ hoang đã lâu, được xây từ thời bao cấp nhưng kết cấu xây dựng ngày xưa khá vững chắc, không bị rút ruột công trình như các công trình mới xây gần đây, nhiều hộ khi cải tạo phải dùng khoan bê tông mới khoan nổi. Mặt khác, địa điểm của Zone 9 gần bệnh viện 108, gần trạm cứu hoả chỉ mất 5-10 phút là có thể đến nơi, đường xá đi lại thuận tiện nên xe cứu hoả có thể vào tác nghiệp nhanh chóng.
- Nhấn mạnh sự độc đáo, lành mạnh: Zone 9 là nơi không gian được thổi hồn bởi các nghệ sỹ, các KTS và đã biến từ một khu hoang tàn thành nơi đậm chất nghệ thuật, khơi gợi nét văn hoá Tràng An xưa và tạo ra địa điểm vui chơi lành mạnh cho các bạn trẻ, giúp họ tránh xa những tệ nạn xấu khác. Việc làm này vừa tận dụng được sự lãng phí vừa mang tính chất văn hoá lành mạnh
- Viết các bài về nguyên nhân gây hoả hoạn, định hướng là do sự thờ ơ trong việc đảm bảo an toàn lao động và thiếu kiến thức xử lý khi gặp hoả hoạn của mọi người. Nguyên nhân cháy ở Zone 9 là do hàn xì, nguyên nhân chết nhiều người là do thiếu kiến thức khi gặp nạn (thay vì chùm chăn ướt, làm ướt quần áo chạy ra ngoài thì lại chạy vào trong nên gây ngạt)
- Đưa các ý kiến của nhà thầu xây dựng, ý kiến của các bạn trẻ yêu mến Zone 9, với khát khao mong muốn có 1 nơi độc đáo để được trải nghiệm và thư giãn
- Nhấn mạnh Hà Nội hiện quá thiếu những nơi cho giới trẻ, khiến họ phải tự đi tìm những thú vui đôi khi bị lệch hướng, Zone 9 ra đời là 1 mô hình có thể dùng để tham khảo và nhân rộng bởi không dưng mà nó lại thu hút giới trẻ đến vậy.
 4. Giám sát, ghi nhận  các phản ứng và điều chỉnh kế hoạch kịp thời. Đặc biệt phải tác động mạnh mẽ lên các bác ban VH, sở ban ngành để các bác ấy hiểu vấn đề thực sự, không nghe theo các bài báo tiêu cực đã đưa.
 //Trên đây là kế hoạch sơ bộ. Khi triển khai sẽ phải chi tiết hơn nhiều, nhưng là định hướng căn bản giúp các bạn của tôi ở Zone 9 đỡ lúng túng mà xử lý sai dẫn đến sự việc thêm phức tạp hơn. Còn nếu xử lý tốt thì đây là cơ hội để nhiều người biết đến và yêu mến Zone 9 hơn (trước ai chưa biết Zone 9 là gì thì nay vì vụ hoả hoạn, mọi người đều biết đến, nhưng cần cho họ thấy Zone 9 an toàn, hấp dẫn, độc đáo chứ không phải vì thấy cháy như vậy mà bất an và tránh xa) 

Sưu tầm: http://note.tuan.vn/?p=276

Một số lời khuyên xử lý khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp

Ngoài việc phải chịu các áp lực về: kết quả kinh doanh, chất lượng nhân lực, vốn, các yếu tố của thị trường... doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với nguy cơ mới: khủng hoảng truyền thông.
Không cần phải là chuyên gia trong ngành cũng có thể dẫn ra những vụ khủng hoảng truyền thông khá tiêu biểu từng xảy ra tại Việt Nam những năm gần đây.

Ða dạng nguyên nhân khủng hoảng

Liên quan tới quy trình sản xuất hay chất lượng sản phẩm là trường hợp của hai doanh nghiệp: Vedan với việc xả nước thải chưa xử lý ra sông Thị Vải và Tân Hiệp Phát với việc dùng hàng tấn hương liệu quá đát để sản xuất sản phẩm Trà xanh không độ. Quảng cáo quá đà cũng là nguyên nhân đã dẫn tới khủng hoảng khi khẳng định: hạt nêm Knorr ngọt hơn bột ngọt, sữa TH True Milk là sữa sạch và không có đối thủ hay Mì gấu đỏ với việc sử dụng hình ảnh nạn nhân ung thư giả...
Bị ảnh hưởng tới thương hiệu do tai nạn, chậm giờ bay là Vietnam Airlines, do sự cố rơi bồn nước với Tân Á Đại Thành, The Voices với nghi án dàn xếp kết quả… Khủng hoảng vì thông tin xì dầu chứa 3MCPD, bánh phở có chứa foóc môn… Liên quan tới những quy định của pháp luật: ngân hàng ACB và việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt hay sai lầm về văn hóa: AirAsia tung hình ảnh quảng cáo cô gái Việt Nam mặc áo xường xám v.v...

Phản ứng thường thấy

Khủng hoảng thường xảy ra bất ngờ nên một cách phản ứng thường thấy ở nhiều doanh nghiệp là… im lặng. Ngược lại, cách phản ứng thứ hai là căng thẳng, phát ngôn không nhất quán vì không cử ra người phát ngôn đại diện cho doanh nghiệp và không chuẩn bị kịch bản trả lời phỏng vấn. Điều này vô tình "kích thích" các kênh truyền thông đào sâu khiến khủng hoảng lan rộng. Ngoài ra, cũng không loại trừ có những nhà báo do tay nghề yếu hoặc có ác ý và đã bị đối thủ cạnh tranh mua chuộc đưa tin bất lợi về doanh nghiệp.
Sự lúng túng khi rơi vào khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp chủ yếu là do lãnh đạo doanh nghiệp không quan tâm đầy đủ đến nghiệp vụ PR. Khủng hoảng có thể đã tránh được hoặc xử lý một cách phù hợp hơn nếu họ chú ý đến thực tế: "PR là tập hợp các hành động, phát ngôn, hình ảnh được triển khai trong một thời gian xác định, có chiến lược, có kế hoạch, hướng tới một hoặc nhiều đối tượng nhằm tạo dựng, duy trì hoặc phát triển một hình ảnh có lợi cho hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp".

Một số lời khuyên

Đặc biệt, không nên xóa bài đã đăng tải vì các công cụ tìm kiếm tự động hoạt động liên tục
Một chuyên gia trong lĩnh vực này nói vui, trong tình huống khủng hoảng, đám đông luôn thích ‘‘treo cổ’’ một người nào đó. Thực tế, khủng hoảng xảy ra phải có người sớm đứng ra chịu trách nhiệm và đưa ra hướng giải quyết mà "người phát ngôn" chính là báo chí, dư luận sẽ nhìn nhận sự việc với con mắt thông cảm hơn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp rộng đường xử lý vấn đề của mình.

Nguyên tắc ‘‘chuông treo cổ mèo’’ luôn luôn đúng với mọi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quan hệ tốt với báo giới và giải quyết thấu tình, đạt lí với người có liên quan ngay khi sự việc xảy ra, khủng hoảng sẽ có nhiều cơ hội được dập tắt nhanh chóng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, khủng hoảng cũng giống như tai nạn, có thể xảy ra bất ngờ và luôn để lại hậu quả.
Trong quá trình xử lý khủng hoảng, cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản sau: Xác định tầm vóc và mức độ của khủng hoảng. Xác định nguyên nhân khủng hoảng. Thành lập ban tác chiến (tốt nhất là thành lập trước đó) gồm Tổng giám đốc và các bộ phận có liên quan trực tiếp. Xác định người phát ngôn, hướng phát ngôn, số lượng thông tin phát ra và tuân thủ tuyệt đối việc này. Xử lý vấn đề với những người có liên quan ngay tại gốc rễ, đưa ra các bằng chứng thuyết phục của các nhà chức trách. Vận dụng mọi mối liên hệ với báo giới của chính công ty và của công ty truyền thông tư vấn xử lý khủng hoảng, đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ của người tiêu dùng, công chúng. Sử dụng các công cụ online để tăng lượng tin tích cực, pha loãng thông tin tiêu cực, tiến đến đẩy tin xấu xuống thật xa trong bảng kết quả tìm kiếm của Google. Đảm bảo truyền thông xuyên suốt trong nội bộ và với báo giới.
Không nên quanh co, chối đẩy trách nhiệm và cư xử theo kiểu "trên tiền". Tránh nóng giận, phát ngôn, hành động thiếu kiềm chế và thiếu nhất quán. Đặc biệt, không nên xóa bài đã đăng tải vì các motor tìm kiếm tự động hoạt động liên tục, việc xóa bài chứng tỏ doanh nghiệp đang có điều gì đó phải giấu diếm, điều này càng kích thích nhà báo và đối thủ đào sâu, nghiên cứu.
Để phòng chống và xử lý khủng hoảng hữu hiệu, doanh nghiệp cần chú trọng tăng cường chất lượng dịch vụ và sản phẩm của mình để ‘‘gia tăng sức đề kháng’’, thiết lập quan hệ báo chí và phát triển quan hệ với công chúng. Nếu làm được những điều này, doanh nghiệp có thể chủ động đón nhận và xử lý các cuộc khủng hoảng hình ảnh vốn có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào.
Xử lý khủng hoảng là một nghệ thuật và một kỹ năng đặc biệt cần đến mối quan hệ sâu rộng, khả năng tiên đoán chính xác, có kỹ năng phát ngôn, viết hoàn hảo, phản ứng nhanh, tích cực. Doanh nghiệp không nên tự xử lý một mình mà nên tìm đến các đơn vị tư vấn hoặc công ty PR chuyên nghiệp để tận dụng tối đa nhân lực, mối quan hệ và kinh nghiệm của các đơn vị này.
Nguyễn Ðình Thành
Giám đốc tư vấn chiến lược truyền thông,
Công ty Le Bros
Nguồn: dddn

7 lời khuyên về PR rút ra từ khủng hoảng truyền thông sữa dê Danlait

Trong suốt khủng hoảng của Danlait và cho đến tận buổi họp báo công bố thông tin kiểm nghiệm gần đây, Danlait vẫn chưa có một phát ngôn nào hướng vào 'nạn nhân' của khủng hoảng, đó là một sai lầm của Danlait

Vụ lùm xùm quanh sữa dê Danlait gây chú ý của dư luận và các cơ quan chức năng sau khi một khách hàng đưa thông tin lên các diễn đàn mạng, cho rằng sữa Danlait lập lờ nguồn gốc, không đạt chất lượng. Cuối cùng, các cơ quan liên quan đã làm rõ sản phẩm này có xuất xứ và tiêu chuẩn phù hợp, các xét nghiệm cũng cho thấy thành phần dinh dưỡng đảm bảo so với công bố trên vỏ sản phẩm.
Tuy nhiên, sau vụ việc này, uy tín của Danlait bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây mất lòng tin ở người tiêu dùng.

Dưới đây là 7 lời khuyên về PR từ khủng hoảng truyền thông Danlait


1. Phát ngôn càng sớm càng tốt

Việc thương hiệu phát ngôn sớm, đôi khi chỉ nhằm thừa nhận rằng có một điều gì đó “đã xảy ra”, và công ty đang đang điều tra toàn bộ sự việc và thông tin sẽ được chia sẻ ngay khi có kết quả điều tra. Những công ty hoặc thương hiệu phát ngôn ngay lập tức, khi xảy ra khủng hoảng sẽ có nhiều cơ hội hơn để trở thành nguồn thông tin chính cho truyền thông trong suốt cuộc khủng hoảng.
Hãy nhớ rằng, nếu thương hiệu không phát ngôn, sẽ có người làm điều đó: Phóng viên cần thu thập thông tin và cần có những câu phát biểu trích dẫn. Nếu những phóng viên không thể kiếm được những lời phát ngôn từ bạn, họ sẽ lấy từ một người khác, thường là từ bên thứ ba ít thông tin hơn. Trong trường hợp này, khả năng thông tin không có lợi cho bạn sẽ được báo chí sử dụng là rất cao.

Lẽ ra Danlait nên phát ngôn càng sớm càng tốt.

Trong cuộc khủng hoảng của mình tay Golf nổi tiếng Tiger Woods đã giữ im lặng trong thời gian đầu, và kết quả là đã có hàng chục phụ nữ đã được truyền thông khai thác thông tin. Nên nhớ rằng nói “không có bình luận gì hoặc im lặng” công chúng có thể hiểu như một lời “thú tội”: Khi những cuộc khủng hoảng tấn công, nhiều nhà điều hành thường muốn trì hoãn việc đưa ra những bình luận chờ đến khi họ có thêm thông tin. Đó là một phản ứng dễ hiểu, nhưng cũng là một sai lầm. Trong con mắt của công chúng, việc từ chối nhận xét của bạn được hiểu là “chúng tôi không quan tâm”, “chúng tôi không biết”.

Để dư luận nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp đến sự việc đang xảy ra, đồng thời thấy tính nhất quán trong quá trình xử lý và đồng tình với doanh nghiệp. Để cộng đồng xem rằng sự việc xảy ra chỉ mang tính hiện tượng chứ không thuộc về bản chất. Thì doanh nghiệp cần thực hiện xử lý khủng hoảng đồng bộ, từ khâu phát ngôn của doanh nghiệp cho tới các biện pháp xử lý khủng hoảng. Không thể hiện tinh thần tránh né, hứa hẹn, vòng vo.

2. Phát ngôn/hành động nhất quán, có trách nhiệm và ứng xử một cách cởi mở
Người ta thường che dấu những phần xấu của câu chuyện khi chưa bị lộ ra. Nhưng càng cố gắng che giấu những phần tiêu cực của câu chuyện thì càng làm kéo dài cuộc khủng hoảng và thậm chí làm cho khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn. Trong vụ Danlait việc mập mờ nhãn mác sẽ khiến công chúng trở nên càng nghi ngờ và thắc mắc “liệu có điều gì khuất tất ở đây?”. Mặc dù, việc mượn danh là sản phẩm Pháp của họ không có gì đáng sợ, đáng lên án thì việc đó cũng dấy lên nghi vấn.
Trường hợp của Danlait, theo quan sát trên truyền thông của tác giả, nhận thấy rằng hiếm hoi mới có một phát biểu của đại diện của thương hiệu có phát biểu, và phần phát biểu chỉ đơn giản là “thừa nhận” điều này và điều kia. Điều này không thật sự hay trên truyền thông, vì việc “thừa nhận” sẽ mang đến cảm giác thương hiệu rất “miễn cưỡng” đối thoại về khủng hoảng.

Hãy hành động quyết liệt để giải đáp những thắc mắc của công chúng và đừng quên công bố điều đó. Những thông điệp đại loại như “chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với cơ quan ABC” hoặc “chúng tôi thu hồi hết sản phẩm khỏi kệ bầy hàng cho đến khi có kết luận chính thức” hoặc “chúng tôi đã gửi mẫu xét nghiệm đến XYZ và sẽ công bố kết quả trong thời gian sớm nhất” chỉ làm cho công chúng cảm thấy đây là một thương hiệu đàng hoàng và có trách nhiệm mà thôi.
 
Để xử lý khủng hoảng truyền thông, các doanh nghiệp cần hợp tác với các cơ quan chức năng.

Thông tin trước sau gì cũng sẽ phải công bố, việc che dấu thông tin sẽ làm các bên nghi ngờ sự chính trực của công ty. Nếu thương hiệu cho rằng một thông tin nào đó cần phải được công bố mà đằng nào cũng không thể dấu được, thì tốt hơn hết là bạn nên công bố thông tin, sẽ tốt hơn nhiều so với việc để các phóng viên điều tra và tìm được thông tin.

3. Hợp tác toàn diện với báo chí và cơ quan chức năng
Sẵn sàng hợp tác và chia sẻ thông tin với báo chí và cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông theo kịch bản đã được thống nhất trước. Thể hiện tinh thần sẵn sàng lắng nghe, hợp tác và đối thoại. Không nên thể hiện tinh thần kiện tụng trong xử lý khủng hoảng, mặc dù có thể những cáo buộc từ chính quyền là nguyên nhân của khủng hoảng làm doanh nghiệp bức xúc chưa thật sự làm sáng tỏ.

Đối với trường hợp của Danlait nhà chức trách họ có trách nhiệm vì sức khỏe công chúng và rõ ràng họ “chẳng có nhiều trách nhiệm” nhiều về sự thành bại của thương hiệu. Người viết đã từng đọc được khá nhiều phan nàn của của các CEO công ty sữa về việc cơ quan chức năng chậm trễ công bố thông tin gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Lời khuyên cho các thương hiệu đang bị khủng hoảng truyền thông là hợp tác toàn diện với nhà chức trách. Không quên thông báo cho công chúng về việc mình đang hợp tác “toàn diện và có trách nhiệm” với nhà chức trách vì lợi ích chung của người tiêu dùng. Việc này chỉ có lợi cho thương hiệu!!

4. Mọi phát ngôn của thương hiệu cần hướng về 'nạn nhân' của cuộc khủng hoảng
Trong suốt khủng hoảng của Danlait và cho đến tận buổi họp báo công bố thông tin kiểm nghiệm gần đây, người viết chưa đọc được một phát ngôn nào hướng vào 'nạn nhân' của khủng hoảng. Những phát ngôn hướng vào 'nạn nhân' sẽ giúp giải quyết khúc mắc của hai bên.
Quan sát trên truyền thông chỉ thấy Mạnh Cầm đang ra sức chứng minh rằng mình 'không làm gì sai' và 'không có nạn nhân'. Tôi còn đọc được rằng, giám đốc của Mạnh Cầm 'kêu ca' rằng công ty của ông ấy sắp phá sản đến nơi rồi. Thật tệ! Điều này chỉ làm cho khoảng cách giữa hai bên thêm rộng mà thôi!!

Trong sự cố giàn khoan của BP cựu giám đốc điều hành của hãng dầu BP, Tony Hayward, đã mắc một sai lầm không thể tha thứ được khi ông ta nói với các phóng viên: 'Tôi muốn cuộc sống của tôi được yên'. Ông ấy bình luận về chính bản thân mình, chứ không phải về mười một công nhân đã chết trên giàn khoan hoặc hàng ngàn người bị thất nghiệp vì sự cố tràn dầu.
Chính điều này làm cho truyền thông và công chúng tức giận và mất đi sự thông cảm với thương hiệu. Điều đặc biệt nên nhớ là trong những giờ đầu của cuộc khủng hoảng, hãy đặt truyền thông và kế hoạch hành động hướng đến sự an toàn/tính mạng và nhu cầu của nạn nhân.
Lợi ích cộng đồng, khách hàng là trên hết! Khủng hoảng xảy ra là một thiệt hại, tuy nhiên cũng là cơ hội để bạn chứng minh mình 'trong sạch', uy tín với cộng đồng và “trung thành phục vụ” khách hàng mục tiêu. Hãy lấy lợi ích của khách hàng hoặc cộng đồng làm trung tâm trong quá trình hành động giải quyết khủng hoảng, bỏ qua những tổn thất nhỏ để bảo vệ hình ảnh và giữ vị trí đẹp của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

5. Cách ly thông tin để xử lý

Không phải tất cả thị trường làm thương hiệu tổn thương. Hãy cách ly từng khu vực cụ thể để có giải pháp xử lý. Khu vực miền Bắc bạn đang phải xử lý khủng hoảng, thì miền Tây có thể làm chương trình chăm sóc khách hàng. Trong vụ sữa dê Danlait 'Sai phạm nhãn mác' và 'gian dối chất lượng' là hai vấn đề khác nhau và cần được cách ly đễ xử lý riêng hoặc ví dụ Danlait 2 đang là trung tâm của khủng hoảng, cần có những thông cáo nói về sữa dê Danlait 3 và 4…
Tìm đồng minh từ những cá nhân hay tổ chức có uy tín và tạo sức ảnh hưởng. Danlait đã có những đồng minh khá tốt là công ty FIT và Bộ Y Tế. Một cá nhân hay tổ chức có khả năng tạo sức ảnh hưởng với cộng đồng sẽ giúp chúng ta giữ được uy tín của công ty trong những lúc khó khăn này. Hãy sắp xếp khéo léo cho thông tin xuất hiện ra thị trường một cách có lợi nhất.

6. Lắng nghe mạng xã hội

Trong quá khứ khi có khủng hoảng xảy ra các chuyên gia truyền thông căng-tai-căng-mắt để theo dõi báo chí truyền thông. Ngày nay như vậy là chưa đủ, mạng xã hội giúp mang đến nhiều thông tin không được truyền thông phản ánh và những thông tin này giúp ích cho các chuyên gia xử lý khủng hoảng nắm bắt được xu hướng của dư luận.

Phải thừa nhận rằng, ngay sau cuộc họp báo của Danlait đã có một số báo chí đã đưa tin chung lập, thậm chí ủng hộ Danlait. Thế nhưng, điều này là chưa đủ, khách hàng ngày nay thường tin vào những thông tin mà những người không quen biết trên mạng chia sẻ. Kết quả là nếu những giải đáp của thương hiệu chưa thực sự thỏa đáng, thì việc thương hiệu sẽ vẫn còn phải chịu đựng sự tụt giảm doanh số trong thời gian dài là điều khó tránh khỏi.
Hãy thử xem xét trường hợp cáo buộc 'độc quyền các trận Super Sunday trong Giải ngoại hạng Anh và bán thiết bị và phí giá cao' của thương hiệu truyền hình K+. Trong khi K+ lý luận rằng nếu các fan bóng đá không có đủ tiền mua đầu thu hoặc trả phí thì họ vẫn còn rất nhiều trận khác để theo dõi. Rất hợp lý!!! Nhưng kết cục, sự tức giận của fan thế nào và kinh doanh của K+ ra sao thì chắc mọi người cũng có thể đoán ra.

7. Lấy lại niềm tin hậu khủng hoảng

Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng là lấy lại lòng tin của khách hàng khi khủng hoảng khép lại. Trước đây, khi hãng Pepsi được chứng minh 'vô tội' với cáo buộc là có một “xi-lanh” nằm trong lon nước, hãng đã ngay lập tức chạy một campaign quảng cáo tiêu đề là “Pepsi không có gì để tuyên bố” và đổ tiền vào một chương trình khuyến mại cực lớn, nhằm thu hút và lấy lại lòng tin ở người tiêu dùng tại Mỹ. Điều này là một trong nhiều cách để xây dựng lại lòng tin ở người tiêu dùng của các thương hiệu. Hãy học hỏi họ!
Theo ý kiến cá nhân thì con đường quay trở lại trái tim của người tiêu dùng của thương hiệu sữa dê Danlait còn khá dài!
Theo Branddance
Trích: Người đưa tin

Start Work With Me

Contact Us
JOHN DOE
+123-456-789
Melbourne, Australia

Tags

Technology

3/Technology/post-list

Recent in Sports

3/Sports/post-list

Random Posts

3/random/post-list
Nguyễn Văn Hoàng